icon vi icon vi

Tin trong ngành

Doanh nghiệp nhựa yếu thế ở sân nhà

Cập nhật : 17/05/2018

Lượt xem : 1275

Cỡ chữ :

Ảnh minh họa

Theo Tổng Cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm từ chất dẻo lên đến 1,35 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, có 81% là sản phẩm nhựa xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, 7,4% sản phẩm nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Còn lại khoảng 10% sản phẩm nhựa nhập khẩu từ các nước khác và hàng Việt Nam. Điều này cho thấy, DN ngành nhựa đang mất dần lợi thế tại thị trường tiêu dùng nội địa.

Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết, hiện nay ngành nhựa cả nước có hơn 2.000 DN đang hoạt động, trong đó khoảng 84% tập trung ở miền Nam. Sản phẩm thế mạnh của DN nhựa Việt Nam là bao bì, sản phẩm tiêu dùng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Riêng nhóm sản phẩm nhựa tiêu dùng, hiện nay DN Việt gần như mất lợi thế sân nhà, không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.

Nguyên nhân chính là do ngành sản xuất nhựa trong nước phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu (từ 80% - 85%). Mặt khác, toàn ngành hiện có chưa đến 50% số lượng DN có vốn từ 500 triệu đồng trở lên, còn lại chủ yếu là DNNVV, thậm chí là hộ sản xuất gia đình. Vì vậy, sản phẩm nhựa xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu, sản phẩm không đồng đều về chất lượng, khiến DN nhựa gia dụng chịu sức ép cạnh tranh từ những tập đoàn sản xuất lớn nước ngoài (như thương hiệu nhựa gia dụng Lock & Lock của Hàn Quốc). Điều này đã khiến ngành nhựa Việt Nam thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, tại các tỉnh phía Nam đã có gần 20% DN, hộ sản xuất nhựa tiêu dùng phải ngưng sản xuất.

Theo ông Trần Duy Hy, Tổng giám đốc CTCP sản xuất Nhựa Duy Tân, DN ngành nhựa hiện nay phải nhập khẩu đến 85% nguyên liệu và phụ gia, dẫn đến chi phí nguyên liệu chiếm đến 70% giá thành. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã ký hàng loạt Hiệp định thương mại với nhiều nước (Hàn Quốc, Nhật Bản), dòng sản phẩm nhựa tiêu dùng nhập khẩu với thuế suất ưu đãi bằng 0% tràn vào, thì hàng Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với hàng ngoại.

Bởi hiện tại, DN nội còn đang loay hoay với bài toán chi phí đầu vào sản xuất, đang tính đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cải tiến công nghệ, thì DN ngoại đã mang sản phẩm hoàn chỉnh vào thị trường Việt Nam tiêu thụ, thì xem như DN nội thua ngay trên sân nhà.

Thực tế, nếu một hàng mặt hàng nhựa đồng giá hoặc chênh lệch chút ít, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm nhập khẩu, thay vì dùng hàng Việt Nam, bởi mẫu mã, màu sắc đẹp hơn, chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng.

Hiện nay, có một cơ hội tốt cho ngành nhựa chính là sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Điều này tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành bao bì nhựa. Hiện nay, nhiều DN ngành nhựa đang tập trung đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa tiêu dùng và bao bì, đa dạng hóa mẫu mã và nâng chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

Ngoài ra, nếu DN sử dụng được nguồn nguyên liệu nhựa tái chế ở mức 35%-50%/năm, theo xu hướng sử dụng nhựa tái chế đang được ưa chuộng tại các nước phát triển như Việt Nam (nhằm giảm ô nhiễm môi trường), thì DN có thể giảm chi phí sản xuất hơn 15%, kéo giá thành sản phẩm rẻ để tăng lợi thế cạnh tranh.

Các bài viết khác

TIN TỨC

Tin nổi bật