Cập nhật : 15/08/2016
Lượt xem : 1953
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, quy định mới này nhằm giúp người tiêu dùng có thể nhận biết rõ hơn mối liên quan giữa thành phần dinh dưỡng và sức khỏe con người, trong đó có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh như béo phì và tim mạch, qua đó hướng dẫn tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm và đồ uống đóng gói được bán tại Mỹ.
Quy định mới của FDA có một số điểm đáng chú ý như: về cơ bản, kiểu dáng thiết kế của nhãn bao bì mới không thay đổi so với thiết kế nhãn bao bì cũ, nhưng chú trọng làm nổi bật 2 yếu tố giúp người tiêu dùng thuận tiện trong việc lựa chọn thực phẩm, bao gồm lượng calo cho mỗi lần sử dụng sản phẩm (Amount per serving) và lượng dùng cho một lần sử dụng (Serving size).
Nhãn bao bì sản phẩm phải khai báo thêm hàm lượng đường bổ sung (Added sugars), đồng thời ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng.
Theo đó, nhãn bao bì mới sẽ phải ghi bổ sung mục Vitamin D và Kali (Potassium) cùng với các thành phần dinh dưỡng khác như sắt và canxi, trong khi mục ghi đối với Vitamin C & Vitamin A (những thành phần bắt buộc phải ghi trên nhãn bao bì cũ) thì không cần thiết phải ghi, hoặc có thể vẫn được liệt kê nếu nhà sản xuất muốn.
Bên cạnh đó, nhãn bao bì sản phẩm mới sẽ bỏ mục hàm lượng calo từ chất béo (Calories from Fat) vì nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chỉ số về loại chất béo quan trọng hơn chỉ số về hàm lượng chất béo. Ngoài ra, cần phải chỉnh sửa lại giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Daily Value) được liệt kê theo đúng hướng dẫn tại cuốn sách Hướng dẫn An kiêng cho người Mỹ năm 2015-2020.
Quy định mới cũng yêu cầu phải cập nhật chính xác hơn định lượng cho mỗi lần sử dụng trên bao bì nhằm phản ánh đúng thực tế về lượng sản phẩm người tiêu dùng thường sử dụng hiện nay.
Đối với nhãn bao bì của thực phẩm và đồ uống được đóng gói vượt quá lượng cho một lần sử dụng, nhưng lại chưa đủ lượng cho 2 lần sử dụng thì bắt buộc phải ghi nhãn sử dụng 1 lần vì người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ hết trong một lần duy nhất.
Theo FDA, thời hạn các nhà sản xuất phải ghi nhãn bao bì sản phẩm theo quy định mới này chính thức được áp dụng tại Mỹ cho cả hàng thực phẩm và đồ uống sản xuất trong nước lẫn hàng nhập khẩu là ngày 26/7/2018.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất có doanh thu hàng năm dưới 10 triệu USD sẽ được FDA gia hạn thêm 1 năm, tức là đến 26/7/2019 mới phải thực hiện việc ghi nhãn theo quy định mới này.
Theo đánh giá, thông tin trên rất hữu ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm và đồ uống vào Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để có thể kịp thời cập nhật, đáp ứng các tiêu chuẩn mới về nhãn bao bì sản phẩm nhập khẩu vào thị trường khó tính này./
Công ty TNHH Đức Dung trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 đến Quý khách hàng, đối tác và toàn thể cán bộ, nhân viên.
Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm, Nhà máy lọc Dầu Dung Quất sẽ xuất xưởng 37.101 tấn sản phẩm hạt nhựa PP để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành nhựa trong nước.
Ngày 02/04/2016 vừa qua, Công ty Đức Dung đã lắp đặt xong Máy in Flexo 9 màu và 4 màu, máy cắt bao tại thị trấn Đông Hưng, Thái Bình.
Triển lãm ngành dệt may và phụ kiện tại Hội Chợ Triển Lãm Vietbuild 799 Nguyễn Văn Linh Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Hàng năm, tại Quảng châu có 2 hội chợ quớc tế được tổ chức vào tháng 3 và tháng 10. Đây là nơi hẹn lớn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực In Ấn – Bao Bì đóng gói – Nhãn mác. Trung Quốc được coi là “Cơ sở sản xuất của Thế giới”.
Đài Loan là một trong những Quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp và cơ khí. Theo số liệu thống kê của chính phủ Đài Loan, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu máy, linh kiện đạt hơn 4 tỷ USD, đứng thứ 4 trên thế giới. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu...